Chất thải y tế là gì? Tìm hiểu chi tiết về chất thải y tế

5/5 - (100 bình chọn)

Bạn cần phải hết sức lưu ý khi bắt gặp, phân loại hoặc bán chất thải y tế. Hãy cùng chúng tôi phân tích để hiểu rõ hơn chất thải y tế là gì cũng như biết cách phân loại và sử dụng, xử lý đúng cách nhé.

Đọc nhanh

Chất thải y tế là gì?

Chất thải y tế là tất cả cá sản phẩm đã qua sử dụng, không dùng đến nữa của các cơ sở y tế. Gồm những sản phẩm từ văn phòng bác sĩ đến buồng bệnh nhân , phòng khám bệnh và những nơi khác trong cơ sở. Một số tên thường gọi khác là chất thải sinh học, chất thải lâm sàng, chất thải nguy hiểm sinh học hay chất thải từ việc chăm sóc sức khỏe.

Chất thải y tế là các sản phẩm đã qua sử dụng, không dùng nữa của cơ sở y tế
Chất thải y tế là các sản phẩm đã qua sử dụng, không dùng nữa của cơ sở y tế

Minh họa rõ hơn để bạn hiểu chất thải y tế là gì: Vật sắc nhọn là những thứ có thể xuyên qua da như kim, dao mổ, kính vỡ… Chất thải truyền nhiễm là những thứ có khả năng lây nhiễm. Phóng xạ là các chất lỏng trong phòng thí nghiệm của cơ sở y tế. Bệnh lý như chất lỏng, máu, bộ phận cơ thể, mô… Dược phẩm như vaccin, thuốc để điều trị bệnh…

Phân loại chất thải y tế

Khái niệm này là chỉ chung các chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế. Trong đó, chất thải y tế nguy hại sẽ được chia thành 2 dạng. Đầu tiên là nguy hại có lây nhiễm, thứ hai là nguy hại không lây nhiễm. Bạn cần hết sức lưu ý với dạng chất thải này đặc biệt là dạng nguy hại có lây nhiễm.

Thận trọng với chất thải nguy hại trong y tế

Trong các tài liệu giải thích chất thải y tế là gì luôn có phần thận trọng với chất thải nguy hại trong y tế. Xin được trích dẫn các thông tin trong khoản 1, Điều 3, Thông tư 20/2021/TT-BYT để bạn hiểu rõ hơn về 2 dạng trong chất thải này:

Thận trọng với chất thải nguy hại trong y tế
Thận trọng với chất thải nguy hại trong y tế

(1) Chất thải lây nhiễm bao gồm:

– Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây chuyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh;

– Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ; chất thải lây nhiễm dạng lỏng (bao gồm dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa, dịch thải bỏ chứa máu của cơ thể người hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh);

– Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B;

– Chất thải giải phẫu bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm;

(2) Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:

– Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

– Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

– Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hóa chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hóa chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

– Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi (Cd); pin, ắc quy thải bỏ; vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ thải bỏ;

– Dung dịch rửa phim X- Quang, nước thải từ thiết bị xét nghiệm, phân tích và các dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;

– Chất thải y tế khác có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.

Các phương pháp xử lý chất thải y tế an toàn

Bạn nên áp dụng một trong 3 phương pháp xử lý chất thải y tế dưới đây để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.

1. Bỏ rác đúng nơi quy định

Hãy bỏ chất thải y tế đúng nơi quy định
Hãy bỏ chất thải y tế đúng nơi quy định

Việc làm đơn giản nhất đó chính là phân loại, bỏ chất thải y tế đúng nơi quy định. Các thùng rác trong cơ sở y tế và cả nơi tập kết trên toàn quốc hiện nay đều có ký hiệu phân loại. Khi phân loại chính xác sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người thu gom. Đồng thời việc xử lý theo từng loại cũng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn gấp bội.

2. Hấp, hóa chất, sinh học

Nếu có điều kiện, bạn có thể thử hấp, dùng hóa chất hoặc phương pháp sinh học để xử lý. Hấp là tiệt trùng bằng hơi nước nhiệt độ cao nhưng chỉ áp dụng với chất thải y tế không lây nhiễm. Hóa chất là nhúng chất thải vào trong dung dịch hóa chất để khử trùng và sử dụng tiếp hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Sinh học là dùng enzym để trung hòa các sinh vật độc hại trong chất thải.

3. Sử dụng dịch vụ bên thứ ba

Phương pháp xử lý thứ ba cũng khá tiện lợi mà còn có thêm thu nhập. Đó chính là gọi dịch vụ của bên thu mua phế liệu, điển hình như Phú Cường Hưng. Đơn vị sẽ khảo sát, phân loại, cân đo chính xác và lập hợp đồng thanh toán. Thực hiện tất cả mọi việc, khách hàng chỉ cần theo dõi và nhận tiền. Vừa có thêm thu nhập vừa an toàn, thân thiện với môi trường.

Hy vọng với những thông tin ở trên đã giúp bạn hiểu rõ chất thải y tế là gì và biết cách sử dụng, xử lý hiệu quả. Nếu cần hỗ trợ, đừng quên đơn vị thu mua phế liệu uy tín Phú Cường Hưng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969212818
Chat Zalo