Chất thải rắn là một trong các loại chất thải của con người ra môi trường. Trong đó các chất thải lại đến từ nhiều nguồn và hoạt động khác nhau của con người. Việc phân loại giúp chúng ta có được cách thức xử lý chất thải hiệu quả và nhanh chóng hơn. Pháp luật đã có các quy định về phân loại để bảo vệ môi trường và cải tạo chất lượng cuộc sống.
Đọc nhanh
1. Chất thải rắn là gì?
Chất thải rắn là các chất thải ở dạng rắn được thải ra môi trường. Các chất thải này bị thải ra từ nhiều quá trình khác nhau như sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, sinh hoạt hàng ngày hoặc các hoạt động khác. Các quá trình lao động, sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh đều có thể tạo ra chất thải rắn.
Ví dụ một số chất thải rắn:
+ Vỏ chai lọ, hộp nhựa, bì nhựa, rác sinh hoạt,…
+ Cao su, giấy báo, rác sân vườn, đồ đạc đã sử dụng,…
+ Thủy tinh, sắt, nhôm, đồng, kẽm,…
2. Phân loại chất thải rắn?
2.1. Chất thải rắn công nghiệp:
Các chất thải này phát sinh chủ yếu từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, công ty, xí nghiệp,… Do đó tồn tại ở dạng phế phẩm và phế liệu mà doanh nghiệp thải ra môi trường. Khi không thể tận dụng trong mục đích sản xuất, các chất đó bị loại bỏ.
Có thể kể đến như:
+ Rác thải từ ngành gia công cơ khí, luyện kim, xi mạ, dệt nhuộm.
+ Rác thải từ quá trình chăn nuôi, công nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm.
2.2. Chất thải rắn thông thường:
Bao gồm tất cả các phế liệu, phế thải trong hoạt động sử dụng của con người. Trong đó, có thể được thải ra trong quá trình sản xuất, xây dựng, gia công.
Một số chất thải rắn thông thường phổ biến như sắt thép phế liệu thừa, ba dớ, nhôm, đồng, chì, niken,…
2.3. Chất thải rắn nguy hại:
Các chất thải này nếu không được xử lý đúng cách, nhanh chóng có thể tác động, gây hại đến sức khỏe của con người. Bởi nó tác động đến nguồn đất, nước, không khí,… Có thể là kim tiêm, máy móc phóng xạ hạt nhân, đầu đạn, niken, mạch điện tử, niken,…
2.4. Chất thải rắn đô thị:
Là tất cả phế phẩm từ đô thị, từ các khu dân cư với chất thải sinh hoạt. Bao gồm chất thải của hoạt động thương mại, từ các công việc hay ngành nghề khác nhau. Như đến từ:
Xem thêm: Xin cấp giấy phép thu gom vận chuyển chất thải nguy hại
+ Các cơ quan, bệnh viện, trường học.
+ Từ các hoạt động nông nghiệp, từ các nhà máy công nghiệp, các dịch vụ công cộng.
+ Từ các công trình xây dựng, từ các nhà máy xử lý.
2.5. Chất thải rắn y tế:
Các chất thải này phát sinh sau quá trình hoạt động của chuyên môn trong lĩnh vực y tế. Đây là tất cả những phế thải từ:
+ Kim bông, găm kim.
+ Các loại chất thải từ dây chuyền thuốc, kim tiêm thuốc.
+ Từ vật tư y tế bị thải loại sau quá trình sử dụng.
Do đó mà có nguy cơ lây lan bệnh tật lớn hơn ra môi trường bên ngoài nếu không được kiểm soát, xử lý hiệu quả.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
*Chi nhánh miền Bắc:
– Lô 44 Khu Công Nghiệp Quang Minh, Thị Trấn Chi Đông, Huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội
*Chi nhánh miền Trung:
– Lô X12, Đường số 10B , KCN Hoà Khánh mở rộng, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
*Chi nhánh phía Nam:
– 245-247 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM
– 280 đường TX25, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.HCM
–179 Bình Long, phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân,TP.HCM
– L24B đường số 5, KCN Long Hậu, huyện Cần Giuộc, Long An
Nếu quý khách có nhu cầu, vui lòng liên hệ chúng tôi qua số điện thoại: Hotline: 0286.271.1619 – 0969.212.818 để được tư vấn và báo giá nhanh chóng.