Hiện nay mỗi ngày, có hàng ngàn tấn rác thải nông nghiệp được thải ra ngoài môi trường. Gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến môi trường sống của chúng ta. Vậy chất thải nông nghiệp là gì? Phân loại rác thải và cách xử lý nó như thế nào?
Ngành nông nghiệp đóng một vai trò cực kì to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, người dân vô tình thải ra môi trường những chất thải độc hại với môi trường và sức khoẻ con người. Vì vậy, việc đảm bảo quản lí tốt những chất thải nguy hại từ ngành nông nghiệp là việc làm hết sức cần thiết.
Đọc nhanh
1. Chất thải rắn nông nghiệp là gì?
Chất thải rắn nông nghiệp tạm dịch sang tiếng Anh là Agricultural Solid Waste.
Chất thải rắn nông nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa…
Ứng với mỗi loại hình sản xuất nông nghiệp thì phát sinh chất thải với đặc tính hoá học, vật lí cũng như sinh học là khác nhau.
Trong một vùng sản xuất nông nghiệp, nếu tỉ trọng trồng lúa chiếm đa số so với chăn nuôi thì rơm, rạ, trấu trong chất thải rắn nông nghiệp là chủ yếu. Ngược lại, ở các vùng chuyên chăn nuôi động vật thì chất thải rắn nông nghiệp chủ yếu là phân chuồng.
Ở các vùng chuyên canh về trồng hoa thì chất thải rắn ở đây lại là các thân cây, cỏ… chiếm lượng rất nhỏ so với rơm rạ từ trồng lúa ở những vùng chuyên canh lúa.
2. Thành phần và phân loại chất thải rắn nông nghiệp:
Chất thải rắn nông nghiệp được phân loại theo nguồn gốc phát sinh, tính nguy hại, thành phần hoá học cũng như khả năng phân huỷ sinh học.
– Theo nguồn gốc phát sinh, chất thải rắn nông nghiệp gồm các phế thải có nguồn gốc từ các phế phụ phẩm trồng trọt, từ chăn nuôi và từ các bao bì đựng các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp.
+ Các phế phụ phẩm trồng trọt gồm các phế thải trong quá trình thu hoạch và chế biến nhiều loại cây trồng khác nhau như: các loại rơm, rạ sau thu hoạch lúa tại các cánh đồng, các loại lá, thân cây, cỏ dại tại các vườn cây, các phần giập úa và không sử dụng ở các ruộng rau khi thu hoạch…
+ Chất thải từ chăn nuôi là các loại phân chuồng từ chăn nuôi gia súc, gia cầm…
+ Chất thải từ các bao bì đựng các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp gồm các chai, lọ, can bằng thuỷ tinh hoặc nhựa dùng làm vỏ đựng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt côn trùng.
Thuốc chữa bệnh cho động vật sau khi đã qua sử dụng được thải bỏ, các túi nilon hoặc túi dứa, túi giấy dùng đựng phân bón vi sinh, phân lân, đạm và kể cả các hoá chất bảo vệ thực vật đã quá hạn sử dụng…
– Theo tính chất nguy hại, chất thải rắn nông nghiệp gồm hai loại: chất thải rắn nông nghiệp nguy hại và chất thải rắn nông nghiệp thông thường.
+ Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại là chất thải có chưua các chất hoặc các hợp chất gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại gián tiếp tới môi trường và sức khoẻ con người.
+ Chất thải rắn nông nghiệp thông thường gồm các chất thải rắn nông nghiệp không chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại gián tiếp tới môi trường và sức khoẻ con người.
3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn hiện nay.
a) Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng cách chôn lấp
Đây là phương pháp đơn giản nhất được nhiều địa phương và thành phố lớn lựa chọn. Các hố chôn lấp cần xây dựng chắc chắn, đặt cách xa khu dân cư và không bị sụt lún. Dưới đáy hố và miệng hóa cần được trang bị lớp chống thấm cao cấp để tránh gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm không khí và không phát sinh côn trùng gây hại.
b) Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt (nhiệt).
Với phương pháp này, chất thải sẽ được đốt trong các lò đốt chuyên dụng. Thông qua quá trình phân hủy bằng nhiệt, cấu trúc mang độc tính của chất thải sẽ bị phá bỏ, không còn hoặc ít gây hại hơn. Chất thải sau khi đốt còn lại than xỉ sẽ được đem đi chôn lấp, khí thải ra sẽ được làm sạch.
c) Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ sinh học.
Công nghệ này dùng để xử lý chất thải y tế, sinh hoạt, các chất thải hữu cơ không độc hại. Nguyên lý của nó là khử nước, chuyển hóa chất thải đến khi thành xốp, ẩm. Cách này sẽ đem lại hiệu quả cao nhất khi đặt trong môi trường yếm khí và hiếu khí:
- Môi trường hiếu khí (kỵ khí): Tức là sử dụng các vi sinh vật trong điều kiện có oxi để chuyển đổi chất hữu cơ thành chất vô cơ, đồng thời sản sinh CO2, H2O.
- Môi trường yếm khí: Tức là môi trường không có oxi, cấu trúc rác thải rắn sẽ được phá hủy, tạo ra các loại khí như CH4, CO2, NH3, N2, H2S …
d) Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng khí hóa Plasma.
Đây được coi là phương pháp tối tân nhất hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là xử lý chất thải triệt để, tiết kiệm diện tích, tái sinh chất thải thành năng lượng an toàn để cung cấp điện. Theo đó, thay vì dùng nhiệt thì ta sẽ dùng hệ thống đèn plasma đốt chất thải trong nền nhiệt độ trừ 3.000 – 7.000 độ C và không có oxy. Chất thải sẽ nhanh chóng bị tiêu hủy, không phát sinh khói và chất thải khác.