Sự khác nhau giữa phế liệu và phế thải

5/5 - (100 bình chọn)

Hiện nay, hai loại khái niệm phế liệu và phế thải khiến không ít người băn khoăn. Nếu bạn chưa biết cách phân biệt phế liệu và phế thải, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai thứ này, biết cách phân biệt chúng cũng như có được những hiểu biết nhất định về chúng.

Đọc nhanh

Phân biệt giữa phế liệu và phế thải

Phế liệu là gì?

Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 (Khoản 16 Điều 3), phế liệu là những vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.

Phế thải là gì?

Trong khi đó, phế thải (hay còn gọi là chất thải) là các loại vật chất được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (khoản 12 điều 3 Luật BVMT).

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 cấm nhập khẩu chất thải dưới mọi hình thức nhưng lại cho phép nhập khẩu phế liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất công nghiệp. Vì vậy, việc phân định giữa phế liệu và chất thải là rất quan trọng. Đồng thời việc quản lý quá trình nhập khẩu và xử lý phế liệu cũng đòi hòi phải có quy định rõ ràng cụ thể để đảm bảo các doanh nghiệp không nhập khẩu “nhầm” chất thải.

Làm sao phân biệt phế liệu và phế thải?

Có thể phân biệt phế liệu và phế thải theo 3 tiêu chí sau:

  • Các yếu tố để trở thành phế liệu hoặc phế thải:

Phế liệu: Là những vật liệu, sản phẩm tồn tại dưới dạng vật thể, có thể, đã được phân loại và lựa chọn.

Phế thải: Là những vật chất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí.

  • Các yếu tố bị loại bỏ:

Phế liệu: Chủ sở hữu vật liệu, sản phẩm chủ động từ bỏ khai thác, sử dụng sản phẩm, vật liệu đó.

Phế thải: Chủ sở hữu có thể chủ động từ bỏ khai thác, sử dụng vật chất hoặc buộc phải từ bỏ do vật hết giá trị sử dụng.

  • Mục đích sau khi bị thải ra:

Phế liệu: thu hồi và tái sử dụng làm nguyên liệu mới cho quá trình sản xuất sản phẩm khác.

Phế thải: Luật BVMT 2014 không đề cập tới mục đích sau khi phế thải bị thải ra mà nó chỉ quy định phải có biện pháp xử lý, tiêu hủy phù hợp với từng loại chất thải.

Tiêu chí để trở thành phế liệu là gì?

Phế liệu và chất thải giống nhau khi cùng là vật liệu bị loại bỏ hoặc bị loại bỏ từ một hoạt động phù hợp. Nhưng phế liệu có thể xử lý lại. Phế liệu có thể rất tốn kém, vì nó có thể còn sót lại các vật liệu vượt quá những vật liệu cần thiết cho lắp ráp, hoặc có thể là toàn bộ một loạt các bộ phận bên ngoài dung sai cần phải được làm lại hoặc tái chế. Vật liệu bị mất đó, thời gian làm và xử lý nó, và thời gian và chi phí lao động để làm lại và sửa chữa các bộ phận để sử dụng có thể trở nên rất tốn kém.

Để là phế liệu:

1. Nó phải là sản phẩm hay vật liệu do chính con người tạo ra. Thông thường, chúng sẽ được tồn tại dưới hai dạng đó là vật thể và phi vật thể, tuy nhiên phi vật thể không nằm trong khái niệm phế liệu.

2. Các cơ sở thu mua phế liệu đồng, nhôm phế liệu hay kẽm… cũng phải đảm bảo nó là sản phẩm hay vật liệu được đưa ra khỏi quá trình sản xuất hay tiêu dùng khi mà nó không còn giá trị, không phù hợp với mục đích sử dụng nữa.

3. Được thu mua để trở thành phế liệu, nguyên liệu. Nó không phụ thuộc vào việc đánh giá trên thực tế đối với hành vi của chủ sở hữu khi từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng của sản phẩm. Loại vật liệu cần được xem xét đối với từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, thu mua phế liệu dưới hình thức hàng hóa, sau đó tái chế lại để trở thành nguyên liệu, sản phẩm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Xem thêm: Công ty thu mua phế liệu giá cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969212818
Chat Zalo