Tìm hiểu chi tiết biện pháp thi công phá dỡ công trình an toàn

Rate this post

Phá dỡ công trình là một trong những công đoạn quan trọng trong ngành xây dựng, đặc biệt khi công trình cũ không còn khả năng sử dụng hoặc cần phải cải tạo. Tuy nhiên, việc thi công phá dỡ công trình đòi hỏi những biện pháp an toàn nghiêm ngặt để đảm bảo không chỉ chất lượng công việc mà còn bảo vệ sức khỏe và tính mạng của các công nhân, cũng như những người xung quanh. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các biện pháp thi công phá dỡ công trình an toàn qua bài viết sau nhé!

Biện pháp thi công tháo dỡ công trình
Biện pháp thi công tháo dỡ công trình

Đọc nhanh

Biện pháp thi công phá dỡ công trình an toàn

Phá dỡ công trình hay phá dỡ bỏ công trình xây dựng cũ là công việc bắt buộc để khởi đầu cho quá trình xây dựng một công trình xây dựng mới. Các căn nhà cũ nát, các công trình xây dựng không còn mục đích sử dụng, các công trình xây dựng được trưng dụng phục vụ các công trình quy hoạch đô thị như đường xá, khu công cộng…sẽ cần được phá dỡ.

Trước khi tiến hành thi công phá dỡ công trình thì một biện pháp được lập ra để trình chủ đầu tư và làm căn cứ để nhà thầu thi công phá dỡ chuẩn bị về thiết bị và nhân lực. Biện pháp thi công phá dỡ công trình phải nêu rõ được thời gian thi công, thiết bị thi công và phương hướng cụ thể thi công. Mỗi công trình sẽ có những biện pháp thi công khác nhau tùy thuộc vào chiều cao công trình, tính chất công trình và đặc biệt là kết cấu của công trình cần phá dỡ.

Đối với nhà cấp 4

Vì toàn bộ hệ thống mái và ngói lợp đã hư hỏng nên không còn vật liệu nào có thể tận dụng được. Tiến hành tháo dỡ đến đâu các vật liệu thải được cho lên xe tải có bạt che phủ đổ ra bãi thải của thành phố.

  • Tiến hành tháo dỡ bằng thủ công. Công nhân tiến hành tháo từng bộ phận của mái từ trên xuống dưới, các kết cấu lớn như xà gồ, vì kèo… được treo buộc cẩn thận và hạ từ từ xuống mặt đất. Do các kết cấu đã mục nát nên cần chú ý đến công tác an toàn cho công nhân, không đi lại trên các kết cấu nếu không biết chúng có chắc chắn không. Toàn bộ thao tác phá dỡ của công nhân ở trên cao được thực hiện trên sàn công tác là hệ thống giáo thép và có dây an toàn.
  • Các bức tường thấp và nhỏ nên được tiến hành đập phá bằng thủ công.công nhân dùng dụng cụ cầm tay như búa phá dùng máy nén khí, búa tạ để phá dỡ.

Đối với nhà mài bằng , nhà lầu

  • Đối với nhà mái bê tông cốt thép, dùng máy khoan hơi, máy khoan điện để đục phá các lớp bê tông thành từng ô sau đó dùng máy cắt cắt cốt thép thành từng đoạn để dễ vận chuyển.Lưu ý các dầm chính chịu lực của kết cấu mái sẽ được phá sau khi các ô sàn đã được phá song theo đúng trình tự.
  • Toàn bộ phần móng của các công trình và phần bể ngầm sẽ được phá dỡ bằng máy khoản, tiến hành thủ công .
Biện pháp thi công phá dỡ công trình an toàn
Biện pháp thi công phá dỡ công trình an toàn

Quy trình thi công phá dỡ công trình

Chuẩn bị trước khi phá dỡ công trình

Trước khi tiến hành phá dỡ công trình, các bước chuẩn bị đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn. Một số công việc cần thực hiện bao gồm:

  • Kiểm tra tình trạng công trình: Đánh giá kỹ lưỡng về kết cấu và các yếu tố nguy hiểm có thể phát sinh trong quá trình phá dỡ. Các kỹ sư cần kiểm tra các yếu tố như độ bền của tường, mái, hoặc các hệ thống cũ như điện, nước.
  • Lập kế hoạch phá dỡ: Dự toán chi tiết công việc phá dỡ, xác định phương án thi công, các loại máy móc cần thiết và lên lịch trình thực hiện.
  • Đảm bảo an toàn lao động: Mọi công nhân phải được đào tạo về các biện pháp an toàn và sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân như mũ bảo hiểm, giày bảo hộ, găng tay, kính bảo vệ mắt và khẩu trang chống bụi.

Phương pháp phá dỡ công trình

Tùy thuộc vào loại công trình và yêu cầu cụ thể, có thể lựa chọn các phương pháp phá dỡ khác nhau. Một số phương pháp phổ biến gồm:

  • Phá dỡ thủ công: Đây là phương pháp sử dụng sức người kết hợp với công cụ đơn giản như búa, xà beng, cuốc xẻng để phá dỡ các phần công trình nhỏ. Phương pháp này được áp dụng khi không gian làm việc hẹp hoặc khu vực cần phá dỡ ít nguy hiểm.
  • Phá dỡ cơ giới: Phương pháp sử dụng các loại máy móc hiện đại như máy xúc, máy cắt bê tông, hoặc cần cẩu để phá dỡ công trình nhanh chóng và hiệu quả. Đối với các công trình lớn, việc sử dụng máy móc chuyên dụng giúp giảm thiểu sức lao động và rút ngắn thời gian thi công.
  • Phá dỡ có kiểm soát: Đây là phương pháp phá dỡ có tính toán chi tiết về cấu trúc công trình, đảm bảo việc tháo dỡ từng phần sao cho không gây nguy hiểm cho các phần còn lại của công trình. Phá dỡ có kiểm soát đặc biệt quan trọng khi công trình có kết cấu phức tạp hoặc nằm trong khu vực đông dân cư.
  • Phá dỡ bằng phương pháp nổ: Phương pháp này được áp dụng trong những công trình rất lớn, cần phá dỡ nhanh chóng, nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Việc sử dụng thuốc nổ phải được thực hiện bởi đội ngũ chuyên nghiệp và có giấy phép đầy đủ.
Quy trình thi công phá dỡ công trình
Quy trình thi công phá dỡ công trình

Các biện pháp an toàn trong quá trình phá dỡ

Đảm bảo an toàn trong suốt quá trình phá dỡ công trình là yêu cầu bắt buộc. Dưới đây là một số biện pháp an toàn cần thiết:

  • Chỉ đạo và giám sát: Đảm bảo rằng toàn bộ quá trình phá dỡ được giám sát bởi các chuyên gia và kỹ sư có kinh nghiệm. Cần có sự phân công rõ ràng các công việc và nhiệm vụ cho từng công nhân.
  • Cảnh báo và phân vùng nguy hiểm: Cần phải rào chắn và phân vùng khu vực phá dỡ, tạo ra các biển báo nguy hiểm để tránh người dân và các phương tiện không có liên quan vào khu vực nguy hiểm.
  • Kiểm tra chất lượng máy móc, thiết bị: Trước khi sử dụng các thiết bị máy móc, phải đảm bảo chúng hoạt động tốt và được bảo trì thường xuyên. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro hư hỏng máy móc và sự cố không mong muốn trong quá trình thi công.
  • Đảm bảo an toàn cho các công nhân: Các công nhân cần tuân thủ đúng các quy định về trang bị bảo hộ, như đeo mũ bảo hiểm, găng tay, giày bảo hộ, và các thiết bị bảo vệ mắt và tai để tránh bị thương tích trong suốt quá trình làm việc.
  • Phương án ứng phó khẩn cấp: Cần chuẩn bị kế hoạch ứng phó khẩn cấp trong trường hợp xảy ra tai nạn, cháy nổ hay sự cố ngoài ý muốn. Công nhân cũng cần được huấn luyện kỹ năng sơ cứu và thoát hiểm.

Xử lý chất thải sau phá dỡ

Sau khi công trình đã được phá dỡ, việc xử lý chất thải là một phần không thể thiếu trong quá trình thi công an toàn. Phế liệu và rác thải phải được phân loại và thu gom đúng cách để bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho khu vực thi công.

  • Phân loại chất thải: Các vật liệu có thể tái chế như thép, nhôm, gạch, xi măng cần được thu gom và xử lý một cách hợp lý.
  • Xử lý chất thải nguy hại: Các chất thải như amiang, sơn chứa chì hoặc các vật liệu độc hại khác cần được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
  • Vệ sinh công trường: Sau khi phá dỡ xong, khu vực thi công cần được dọn dẹp sạch sẽ, đảm bảo không còn vật liệu nguy hiểm hoặc rác thải sót lại.
Quy trình thi công phá dỡ công trình
Quy trình thi công phá dỡ công trình

Những lưu ý khi thực hiện phá dỡ công trình

Căn cứ tiểu mục 2.15 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định các nội dung phải thực hiện trước khi bắt đầu phá dỡ và trong quá trình phá dỡ như sau:

  • Không được phép lưu trữ các cấu kiện, phần kết cấu đã phá dỡ ở phía bên trên công trình đang phá dỡ để ngăn ngừa chúng rơi, đổ xuống phía dưới do gió hoặc các tác động khác như rung động, va chạm.
  • Để chống bụi, phải phun nước vào phần công trình đang phá dỡ hoặc cả công trình nếu cần thiết theo các khoảng thời gian định kỳ phù hợp. Khi sử dụng nước, phải chú ý đảm bảo an toàn điện.
  • Không được phép phá dỡ các tường ngầm hoặc kết cấu móng nếu chúng được sử dụng để làm kết cấu chắn đất đá hoặc chống đỡ cho công trình hoặc kết cấu liền kề.

Mọi thông tin tư vấn về dịch vụ xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU PHÚ CƯỜNG HƯNG

Xem thêm :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969212818
Chat Zalo